Vì một môi trường xanh

Nhận báo giá sỉ Báo giá sỉ

Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt theo quy định Luật Bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 quy định hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt gồm có 4 loại là rác nguy hại, rác hữu cơ, rác tái chế, rác vô cơ và các mức xử phạt khi vi phạm.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 quy định hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt gồm có 4 loại là rác nguy hại, rác hữu cơ, rác tái chế, rác vô cơ và các mức xử phạt khi vi phạm.

Phân loại rác thải sinh hoạt từ đầu là cần thiết để giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm thời gian xử lý rác, mang lại lợi ích kinh tế xã hội lớn cho cộng đồng, góp phần đảm bảo môi trường sống xanh, sạch đẹp và bền vững.

Hướng dẫn mới nhất về phân loại rác thải sinh hoạt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020

Rác thải sinh hoạt là gì

Rác thải sinh hoạt là tập hợp các chất thải bao gồm mọi vật dụng hoặc vật liệu mà con người không còn nhu cầu sử dụng và chủ yếu xuất phát từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đây có thể là những chất rắn, lỏng hoặc khí, được sinh ra trong quá trình sống, làm việc, và sản xuất, và bao gồm một loạt các vật phẩm như bao nilon, thức ăn thừa, vỏ trái cây, đồ vật không sử dụng được, hoặc hư hỏng.

Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt bao gồm tách để phân loại thành rác hữu cơ, rác tái chế, rác không tái chế; tổ chức hệ thống thu gom rác, tái chế, xử lý và tuyên truyền giáo dục ý thức công dân tuân thủ quy định về quản lý rác thải.

Quản lý rác thải sinh hoạt không chỉ là một nhiệm vụ cần thiết để bảo vệ môi trường, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sạch sẽ và an toàn của cộng đồng. Rác thải sinh hoạt nếu không được xử lý đúng cách sẽ tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực cho môi trường sống và sức khỏe con người.

Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến là 3R, Zero Waste và Community-Based và hệ thống 5R. Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương như điều kiện hiện có, nguồn lực đáp ứng, tiêu chuẩn cộng đồng đặt ra để chọn phương án phù hợp với thực tiễn từng vùng miền.

. Mô hình 3R: Reduce (giảm lượng rác thải) - Reuse (khuyến khích tái sử dụng) - Recycle (ưu tiên tái chế).

. Mô hình Zero Waste (không rác thải): Mục tiêu là giảm lượng rác thải đưa vào khu chôn lấp xuống mức thấp nhất có thể, đồng thời tập trung vào tối ưu hóa việc tái chế và tái sử dụng để giảm sự phụ thuộc vào việc chôn lấp.

. Mô hình Community-Based Solid Waste Management (Quản lý rác thải cộng đồng): tập trung vào sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc quản lý rác thải tại nguồn, tăng cường nhận thức và kiến thức về việc quản lý rác thải để mọi người có thể tham gia tích cực hơn.

. Hệ thống 5R (Refuse, Reduce, Reuse, Recycle, Rot): từ chối sử dụng các sản phẩm và bao bì không cần thiết, khuyến khích phân hủy rác hữu cơ để tạo thành phân bón tự nhiên.

Hướng dẫn mới nhất về phân loại rác thải sinh hoạt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020

Các loại rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt gồm 3 loại là rác tái chế, rác hữu cơ và rác vô cơ. Các nhà quản lý môi trường dựa trên tính chất, khả năng tái chế để sắp xếp từng loại rác vào nhóm phù hợp. Ngày nay, rác là vấn đề quan trọng cần được quản lý, xử lý phân loại ngay tại nguồn để bảo vệ môi trường, duy trì sự sạch sẽ trong cộng đồng.

Các loại rác thải sinh hoạt hàng ngày được tạo ra từ các nguồn bao bì nhựa, bao bì giấy, chai lọ, chai nhựa, dầu mỡ, đồ điện tử lỗi, giấy loại, lá cây, ống nước, sách báo, thành phẩm thừa, thùng carton, thiết bị điện hỏng, vỏ lon, vỏ trái cây.

Rác hữu cơ

Rác thải hữu cơ là phần bỏ đi của thực phẩm sau khi chế biến gồm có vỏ hoa quả, bã trà - cà phê, rau củ, thức ăn thừa, lá cây, phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng. Chúng có thể được tái chế để đưa vào sử dụng trong việc chăm sóc cây trồng hoặc làm thức ăn cho động vật. Điều này không chỉ giảm lượng rác thải mà còn đóng góp vào việc duy trì môi trường sống xanh và bền vững.

Cách xử lý rác thải hữu cơ là tận dụng để làm phân bón hữu cơ, còn gọi là phân xanh để cung cấp dưỡng chất cho đất hoặc dùng làm thức ăn cho động vật nuôi trong gia đình.

Rác tái chế

Rác thải tái chế là các loại chất thải khó phân hủy nhưng có khả năng tái chế để sử dụng lại gồm giấy thải, sách báo, chai nhựa, lon bia - nước ngọt, túi nhựa, vỏ hộp kim loại, chai lọ thủy tinh, đèn huỳnh quang, bóng đèn led, đèn chùm, giấy lộn, thùng carton, ống nước PVC, chai nước PET, bình chữa cháy, bình gas, bình xịt.

Rác vô cơ

Các loại rác thải vô cơ là loại chất thải không thể sử dụng lại, không thể tái chế như gạch đá, sành sứ, đồ cao su, băng đĩa nhạc, than, vỏ sò, vỏ hến, keo dán, vật liệu cách nhiệt, thạch cao, giày dép, găng tay, quần áo cũ.

Hướng dẫn mới nhất về phân loại rác thải sinh hoạt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020

Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt

Phân loại rác thải sinh hoạt là phương pháp quan trọng để tối ưu hóa việc xử lý rác và bảo vệ môi trường. Dưới đây là hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt theo theo Luật Bảo Vệ Môi Trường mà bạn nên tham khảo, thực hiện.

Phân loại rác tái chế

Đây là những loại chất thải có khả năng tái sử dụng và tái chế để tạo ra sản phẩm mới. Các loại rác thải tái chế có thể kể đến như: các loại giấy, nhựa, kim loại, vỏ hộp sữa, hộp giấy carton, lon nước giải khát và nhiều loại khác... Theo quy định, bạn nên để chất thải sinh hoạt tái chế tại túi hoặc thùng màu trắng.

Sau khi được phân loại, chúng có thể được tái sử dụng hoặc tái chế tạo ra các vật liệu trang trí như lọ hoa, hộp đựng bút, hộp gia vị nhằm giảm thiểu chất thải được tạo ra hoặc bán cho những đơn vị thu mua vật liệu phế liệu để tiết kiệm chi phí.

Phân loại rác hữu cơ

Là những loại rác dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, chẳng hạn: các loại thức ăn thừa, rau củ quả hư hỏng, bã trà, bã cà phê và các loại chất thải từ quá trình nấu ăn và sinh hoạt hàng ngày. Rác hữu cơ nên được chứa đựng trong các loại bao bì chuyên dụng hoặc thùng rác có màu xanh lá cây hoặc xanh gia trời tùy quy định của từng địa phương đang sinh sống, làm việc.

Đối với hộ gia đình và cá nhân ở nông thôn, khuyến khích tận dụng chất thải hữu cơ để làm phân bón hữu cơ hoặc thức ăn chăn nuôi. Tại các thành phố lớn, chúng cũng có thể được các cơ sở có chức năng thực hiện việc thu gom, xử lý.

Phân loại rác vô cơ

Bao gồm những loại rác thải sinh hoạt không thuộc vào nhóm trên và không có tính chất độc hại, chúng khó phân hủy hoặc không có khả năng phân hủy trong môi trường tự nhiên. Một vài loại rác vô cơ có thể kể đến như: vỏ bao bì bánh, túi nylon, vải rách, đồ sành, sứ, gốm vỡ, tả em bé, băng vệ sinh và loại rác khác.

Rác vô cơ nên được đặt tại thùng rác có màu sắc riêng so với các loại còn lại. Theo đó, thùng rác màu cam thường được quy định để đặt loại rác thải này. Có 2 hình thức xử lý rác vô cơ đó chính là chôn lắp ở những vùng đất trống xa khu dân cư hoặc thiêu đốt (với loại rác khó phân hủy ở mức độ cao).

Phân loại rác nguy hại

Rác nguy hại là những loại rác chứa thành phần độc hại, có thể gây hại sức khoẻ con người và môi trường như: pin, ắc quy, vỏ bao bì hoá chất và chất thải điện tử. Rác nguy hại sẽ được thu gom, lưu trữ tại các loại thùng rác màu vàng.

Theo quy định, để đảm bảo việc xử lý chất thải nguy hại được thực hiện đúng quy trình, nó cần được lưu giữ an toàn và giao nộp cho các điểm thu gom tại địa phương. Những điểm thu gom này có thể là các trạm xử lý chất thải nguy hại hoặc các tổ chức có thẩm quyền trong lĩnh vực môi trường.

Lưu ý: Cách phân loại rác thải sinh hoạt có thể khác nhau tùy theo quy định địa phương hoặc quốc gia. Do đó bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng các quy định riêng của địa phương mình để đảm bảo thực hiện đúng và góp phần bảo vệ môi trường.

Hướng dẫn mới nhất về phân loại rác thải sinh hoạt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020

Mức phạt khi không phân loại rác

Có nhiều hình thức xử phạt không phân loại rác thải sinh hoạt nếu không thực hiện quy định phân loại rác thải sinh hoạt theo Luật Bảo Vệ Môi Trường, cụ thể:

Phạt tiền từ 100.000 - 150.000 đồng

Đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng

Đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định hoặc không sử dụng bao bì chứa chất thải sinh hoạt theo quy định.

Phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng

Đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

Phạt tiền từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng

Đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.

Ngoài ra, hệ thống camera sẽ ghi lại hành vi vứt rác, tiểu tiện không đúng nơi quy định để xử phạt nguội. Đối với tổ chức, doanh nghiệp có cùng vi phạm, mức phạt tiền sẽ gấp đôi so với cá nhân. Đơn vị vận chuyển, thu gom chất thải sinh hoạt cũng có quyền từ chối thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nếu không phân loại và sử dụng bao bì đúng quy định.

Thói quen phân loại rác thải sinh hoạt của người Việt hiện chưa được quan tâm đúng mức. Người dân thường cho rằng việc phân loại rác là trách nhiệm của các đơn vị quản lý rác và do đó không đặt quá nhiều chú trọng vào việc này.

Phạt tiền nếu không phân loại rác có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy nhận thức và hành động của người dân về vấn đề quản lý rác thải. Ý thức phân loại rác hiện tại chủ yếu dừng ở việc loại bỏ những vật phẩm không còn sử dụng được. Tuy nhiên, để đạt được một tương lai giảm thiểu ô nhiễm, chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận này bằng cách xây dựng ý thức, nhận thức và hành động của mỗi cá nhân về việc phân loại rác và biến chúng thành niềm tin chung trong cộng đồng. Đây là một quá trình không chỉ ảnh hưởng đến hành động hàng ngày, mà còn đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và thái độ của mỗi người.

Mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nên tự trang bị thùng phân loại rác thải để tiện lợi cho quá trình phân loại. Đồng thời, cũng cần tập trung vào việc phân loại rác ở cấp địa phương, để đảm bảo quá trình xử lý rác thải diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích khi phân loại rác

Lợi ích của phân loại rác bảo vệ môi trường giúp giảm lượng rác đưa vào bãi chôn, lượng rác thải không tái sinh thấp, bảo vệ nguồn nước, giữ đất tránh ô nhiễm, tăng khả năng tái chế và giáo dục ý thức cộng đồng xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

Việc phân loại rác thải tại nguồn đúng cách mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp, tạo động lực cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm chi phí cho các hệ thống quản lý rác thải, hạ thấp nguy cơ ô nhiễm đất và nước từ các chất độc hại, bảo vệ hệ sinh thái, sức khỏe con người.

Phân loại rác thải sinh hoạt ngay từ ban đầu mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, quan trọng cho môi trường, kinh tế, thậm chí toàn xã hội.

Môi trường

Phân loại rác thải và xử lý đúng cách có thể giảm khối lượng chất thải rắn cần chôn lắp. Điều này đồng nghĩa với việc giảm lượng nước rỉ ra từ rác và giảm những tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt, đồng thời bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và duy trì đa dạng sinh học. Ngoài ra, phân loại rác thải cũng giúp giảm khí thải phát sinh do quá trình phân hủy chất thải hữu cơ và vô cơ. Khi các loại rác được xử lý một cách hiệu quả, quá trình phân hủy tạo ra ít khí thải gây ô nhiễm môi trường đóng góp vào việc giảm tác động tiêu cực đến chất lượng không khí và môi trường tự nhiên.

Kinh tế

Phân loại rác thải sinh hoạt cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho việc sản xuất phân compost, điều này không chỉ giảm lượng rác đến các khu chứa rác, mà còn giúp tận dụng chất thải hữu cơ thành sản phẩm hữu ích. Việc phân loại rác tại nguồn cũng giúp tăng hiệu quả trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí trong quá trình quản lý rác thải. Ngoài ra, khi lọc rác tái chế ra riêng, nguồn tài nguyên tái chế này có thể thay thế việc khai thác tài nguyên tự nhiên mới giúp bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.

Xã hội

Phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn thực sự đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Công tác tuyên truyền và hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc làm này và tác động của nó đối với môi trường sống, từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm của mình đối với môi trường sống và xã hội, tạo ra lợi ích xã hội lớn.

Hậu quả không phân loại rác

Hậu quả khi không phân loại rác thải đúng cách gây ra nhiều tác hại tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; gieo mầm bệnh trong cộng đồng; ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người, động vật và hệ sinh thái; làm mất đi cơ hội tái chế dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên.

Gây ô nhiễm môi trường

Thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường, bờ sông, ao hồ, kênh mương làm cho nước rỉ rác chảy xuống ao hồ, gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường. Các chất độc hại trong nước sẽ tích lũy trong các loại thực phẩm như rau, tôm, cá và khi chúng ta ăn phải các loại thực phẩm này, chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy hiểm với con người

Bãi rác không được xử lý hợp vệ sinh sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ lớn đối với sức khỏe của con người. Khí thải từ bãi rác này có thể chứa chất độc hại, khi được đưa vào không khí, chúng có thể qua phổi, tuyến nhờn hay da đi vào cơ thể con người, gây ngộ độc trực tiếp hoặc gây bệnh ngoài da và bên trong cơ thể.

Tương tác giữa các chất ô nhiễm

Rác thải sinh hoạt gồm các chất hữu cơ và vô cơ, cùng với các rác thải nguy hại như bóng đèn huỳnh quang, bình ắc quy hỏng, dược phẩm, mỹ phẩm hết hạn sử dụng. Khi những loại rác này được thu gom chung nhau, các chất ô nhiễm có thể tương tác với nhau và sinh ra một chất mới có khả năng gây độc hơn nhiều so với chất ô nhiễm ban đầu. Do đó, việc thu gom các loại rác thải không riêng biệt có thể gia tăng mức độ phát sinh khí thải hoặc sinh ra các chất ô nhiễm mới.

Lãng phí tài nguyên

Khi không phân loại rác, các tài nguyên quý báu như kim loại, giấy, nhựa tái chế không thể được thu thập và tái sử dụng. Điều này dẫn đến việc lãng phí nguồn tài nguyên và tăng cường sự khai thác tài nguyên tự nhiên. Xử lý rác thải không phân loại đòi hỏi nhiều năng lượng hơn do cần phải thực hiện các quy trình xử lý phức tạp, gây ra khí nhà kính và tăng thải CO2.

Bên cạnh việc giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường, phân loại rác sinh hoạt tại nguồn còn giúp chúng ta nhìn nhận lại cách sử dụng tài nguyên và tạo ra một môi trường sống bền vững. Việc tiết kiệm và tái chế không chỉ có lợi ích kinh tế mà còn giúp giảm thiểu sự khai thác tài nguyên tự nhiên và hạn chế sự lãng phí.

Việc nắm rõ hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt và tuân thủ không chỉ là một cách thức để bảo vệ môi trường, mà còn thể hiện tinh thần xanh và ý thức bảo vệ cho mỗi cá nhân trong cộng đồng. Khi mọi người tham gia vào quá trình phân loại rác, họ trở thành một phần của sự cân nhắc và hành động tích cực để bảo vệ hành tinh và tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơn cho tương lai.

  • 03/08/2022
zalo-img.webp
Báo giá đơn hàng sỉ
Báo giá

Bạn vui lòng để lại thông tin gồm: Tên doanh nghiệp hay cá nhân, điện thoại, địa chỉ email, chi tiết sản phẩm để chúng tôi phục vụ bạn tốt nhất. Trân trọng !