Vì một môi trường xanh

Nhận báo giá sỉ Báo giá sỉ

Hướng dẫn phân loại rác mới nhất của Bộ Y Tế

Rác thải không được xử lý đúng cách có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của con người. Việc xử lý rác thải hiệu quả, bảo vệ môi trường đòi hỏi sự hiểu biết, tuân thủ các hướng dẫn phân loại rác mới nhất từ Bộ Y Tế.
Theo hướng dẫn phân loại rác mới nhất từ Bộ Y tế, rác thải được phân loại theo 4 nhóm cụ thể gồm rác tái chế, rác hữu cơ, rác vô cơ, rác nguy hại.

Mục lục

1. Tầm quan trọng

2. Hướng dẫn phân loại rác

3. Quy trình thực hiện phân loại

Tầm quan trọng

Phân loại rác đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải nhà kính, tăng ý thức cộng đồng, tiết kiệm chi phí xử lý rác thải.

Hướng dẫn phân loại rác mới nhất của Bộ Y Tế

Bảo vệ môi trường

Phân loại rác từ đầu giúp giảm tải lượng chất thải được đưa vào bãi chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm đất, nước, không khí. Các loại rác thải hữu cơ, nhựa, kim loại, thủy tinh khi được xử lý đúng cách sẽ ít gây hại cho môi trường hơn.

Tiết kiệm tài nguyên

Nhiều vật liệu trong rác có thể tái chế, tái sử dụng, tạo ra các sản phẩm hữu ích, đồng thời giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, năng lượng. Ví dụ, tái chế nhôm tiết kiệm đến 95% năng lượng so với việc sản xuất nhôm từ quặng mới.

Giảm phát thải khí nhà kính

Khi rác thải hữu cơ bị phân hủy trong bãi chôn lấp, nó phát ra khí metan, một loại khí nhà kính mạnh hơn CO2. Phân loại rác hữu cơ có thể tái chế sản phẩm có giá trị như phân bón, giúp giảm lượng rác chôn lấp, từ đó giảm phát thải khí nhà kính.

Tăng ý thức cộng đồng

Tham gia vào quá trình phân loại rác giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và trách nhiệm cá nhân đối với việc quản lý chất thải.

Tiết kiệm chi phí xử lý rác

Phân loại rác tại nguồn giúp giảm chi phí cho việc xử lý và tái chế, vì các loại rác đã được phân loại sẵn sẽ dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn để xử lý.

Hướng dẫn phân loại rác

Theo hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y tế, quy định phân loại rác tại nguồn được cụ thể hóa theo 4 nhóm gồm rác tái chế, rác hữu cơ, rác vô cơ, rác nguy hại. Mỗi nhóm rác có đặc điểm riêng và yêu cầu những phương pháp xử lý khác nhau:

Hướng dẫn phân loại rác mới nhất của Bộ Y Tế

Rác tái chế

Rác tái chế là những loại rác có thể xử lý, tái sử dụng để tạo ra sản phẩm mới giúp giảm lượng rác xử lý, tiết kiệm tài nguyên, giảm tác động xấu môi trường.

Nhóm rác thải tái chế gồm:

  • Giấy và carton: Tạp chí, báo, sách vở, vỏ hộp sữa, hộp giấy carton, thùng carton, hộp và khay đựng trứng.
  •  Nhựa: Các loại chai, lọ, xô, chậu, túi nhựa, rổ, rá, thùng…
  • Nhôm: Lon bia, nồi, ấm nhôm.
  • Thủy tinh: Chai, lọ thủy tinh.
  • Kim loại: Sắt, thép.
  • Cao su: Vỏ xe, dép, săm, lốp.

Rác hữu cơ dễ phân hủy

Rác hữu cơ dễ phân hủy là loại rác có nguồn gốc từ thực vật và động vật, có khả năng tự phân hủy sinh học dưới tác động vi sinh vật. Quá trình phân hủy tạo ra các chất dinh dưỡng có lợi cho đất, môi trường, giúp tái tạo tài nguyên tự nhiên.

Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy gồm:

  • Thực phẩm: Thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng, rau, củ, quả hư hỏng.
  • Thực vật: Cỏ, lá cây, hoa các loại, bã trà, bã cà phê.
  • Trái cây: Vỏ, hạt trái cây.
  • Động vật: Xác động vật, phân gia cầm, gia súc.
  • Khác: Bã mía, xác mía.

Rác vô cơ

Chất thải vô cơ bao gồm những loại rác không thể tái chế và không dễ phân hủy. Chúng khó xử lý, thường được đưa vào bãi chôn lấp hoặc đốt tiêu hủy.

Nhóm chất thải vô cơ gồm:

  • Bao bì và giấy: Vỏ bao bì bánh, kẹo, giấy bạc, túi nylon, giấy ăn đã sử dụng.
  • Gốm, sứ: Đồ sành, sứ, gốm vỡ.
  • Vải và sợi: Vải, sợi cũ rách, khăn cũ.
  • Khác: Đầu lọc thuốc lá, tóc, lông động vật, đất, cát, dao, lưỡi lam, kéo, vỏ sò, vỏ hến, vỏ trứng, trấu thải, tro, than, tả em bé, băng vệ sinh.

Rác thải nguy hại

Rác thải nguy hại là các loại rác có chứa các chất, hợp chất có tính chất độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn, lây nhiễm, nguy hiểm. Chúng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được quản lý và xử lý đúng cách.

Nhóm chất thải nguy hại gồm:

  • Pin đã qua sử dụng.
  • Bóng đèn hư cũ.
  • Vỏ chai lọ đựng hóa chất nguy hại.
  • Chất thải điện tử.

Quy trình thực hiện phân loại

Phân loại rác thải được hiện theo quy trình gồm 3 bước là nhận diện, xử lý sơ bộ, đặt vào các dụng cụ chứa phù hợp.

Hướng dẫn phân loại rác mới nhất của Bộ Y Tế

Bước 1: Nhận diện, phân loại

Mỗi gia đình, cơ sở sản xuất cần nhận diện chính xác các loại rác thải khác nhau trong sinh hoạt, gồm 4 nhóm: rác hữu cơ, rác vô cơ, rác thải tái chế, rác nguy hại.

Bước 2: Xử lý sơ bộ

Trước khi đặt rác vào dụng cụ chứa phù hợp, cần thực hiện một vài biện pháp xử lý sơ bộ nhằm đảm bảo vệ sinh, tăng hiệu quả xử lý.

  • Rác hữu cơ: có thể dùng để ủ tại nhà bằng thùng ủ để tạo phân bón cho cây trồng, giúp giảm lượng rác thải, tăng khả năng tận dụng chất thải hữu cơ.
  • Rác vô cơ: nên được nén lại để giảm thể tích, thuận tiện cho việc vận chuyển. Các vật sắc nhọn, dễ vỡ cần bọc kỹ lưỡng để tránh gây thương tích.
  • Rác thải tái chế: Trước khi cho vào thùng rác tái chế, các vật liệu như chai lọ, hộp nhựa, giấy cần được rửa sạch và để khô. Việc này giúp tăng cường chất lượng của quá trình tái chế và giảm bớt chi phí xử lý.
  • Rác thải nguy hại: Cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt, ánh sáng mặt trời. Nên dán nhãn trên thùng chứa để dễ nhận diện.

Bước 3: Đặt rác vào thùng phù hợp

Sau khi phân loại rác, bước tiếp theo là sử dụng các dụng cụ chứa rác phù hợp để lưu trữ tạm thời trước khi rác được thu gom, xử lý. Các dụng cụ chứa rác cần được lựa chọn, sử dụng đúng quy cách để đảm bảo an toàn và vệ sinh:

  • Thùng rác hữu cơ: thường có màu xanh lá cây hoặc xanh da trời với thiết kế nắp đậy kín giúp ngăn mùi hôi, côn trùng xâm nhập vào bên trong.
  • Thùng rác vô cơ: thùng rác vô cơ thường có màu vàng, cam với thiết kế chắc chắn, có nắp đậy giúp ngăn ngừa rác bị rơi vãi, phát tán ra môi trường.
  • Thùng rác tái chế: có màu trắng ở một số nơi là màu xám, dùng chứa các loại chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng.
  • Thùng rác nguy hại: cần sử dụng các thùng đặc biệt có biểu tượng nguy hiểm để chứa rác thải nguy hại thường làm từ vật liệu chống ăn mòn, chịu hóa chất, có thể có màu đen tùy quy định của từng địa phương.
  • 02/07/2024
zalo-img.webp
Báo giá đơn hàng sỉ
Báo giá

Bạn vui lòng để lại thông tin gồm: Tên doanh nghiệp hay cá nhân, điện thoại, địa chỉ email, chi tiết sản phẩm để chúng tôi phục vụ bạn tốt nhất. Trân trọng !