Vì một môi trường xanh

Nhận báo giá sỉ Báo giá sỉ

Những quy định về quản lý chất thải y tế mới nhất

Để đảm bảo rác thải y tế được xử lý đúng, không gây hại cho con người và môi trường, bộ y tế đã đưa ra các quy định về quản lý chất thải y tế. Những quy định này sẽ bao gồm việc phân loại, thu gom, xử lý cũng như yêu cầu của kho lưu trữ chất thải.
Xử lý rác thải y tế không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng môi trường sống và con người. Vậy nên cần phải thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế.

Phân loại chất thải y tế

Đây được hiểu đơn giản hơn là một loại chất thải được sản sinh từ các hoạt động của những cơ sở y tế chẳng hạn như bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm, phòng mổ, phòng của các bệnh nhân… Chất thải y tế được phân thành 3 loại cơ bản đó chính là chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm và loại chất thải thông thường.

Những quy định về quản lý chất thải y tế

Chất thải y tế lây nhiễm

Chất thải y tế lây nhiễm là những loại chất thải được tạo ra trong quá trình chăm sóc y tế và có khả năng chứa đựng các tác nhân gây nhiễm trùng, vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây bệnh khác. Điều này đặc biệt quan trọng đảm bảo chúng được xử lý và loại bỏ một cách an toàn để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tật.

Chất thải lây nhiễm bao gồm:

Băng gạc, miếng dán, vật dụng sử dụng một lần: Đây là các vật dụng mà bệnh nhân sử dụng và tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, có thể bị nhiễm trùng.

Kim tiêm, mũi tiêm sử dụng một lần sau khi tiêm chất lỏng vào cơ thể bệnh nhân.

Thuốc và mẫu máu: Những mẫu máu bị nhiễm trùng hoặc các loại thuốc đã hết hạn sử dụng cũng cần phải được xử lý một cách an toàn.

Các sản phẩm dùng trong phẫu thuật: Bao gồm các dụng cụ, bộ mổ và các vật dụng được sử dụng trong quá trình phẫu thuật hoặc can thiệp y tế khác.

Các mảnh vỡ thủy tinh: Những mảnh vỡ thủy tinh từ các thiết bị y tế cũng có thể mang tác nhân gây nhiễm trùng và phân loại thành chất thải y tế lây nhiễm.

Chất thải từ bệnh nhân nhiễm trùng: Chất thải từ các bệnh nhân nhiễm trùng bao gồm bệnh viêm gan B, HIV và các bệnh nhiễm trùng khác.

Chất thải hóa chất: Các hóa chất y tế sử dụng trong quá trình điều trị cũng cần phải được xử lý một cách đúng cách, an toàn để tránh gây dịch bệnh.

Các chất thải giải phẫu chẳng hạn như mô, bộ phận cơ thể của con người hay xác động vật mang đi làm thí nghiệm cũng được phân loại chất thải này.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm

Chất thải nguy hại không lây nhiễm (hay còn gọi là chất thải nguy hại không nguy hại sinh học) là loại chất thải mà nguy cơ chủ yếu không liên quan đến khả năng lây nhiễm cho con người hoặc môi trường. Chúng có thể gây hại cho sức khỏe và môi trường thông qua các tác động hóa học, vật lý hoặc tác động khác.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm có thể bao gồm:

Các chất thải được loại bỏ có chứa thành phần, tính chất vượt quá ngưỡng chất thải nguy hại. Nó có thể đã được thông báo nguy hại trên bao bì.

Chất thải dược phẩm thuộc nhóm có khả năng gây hại cho tế bào hoặc có thông báo về nguy hại trên bao bì từ nguồn cung cấp.

Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, các dụng cụ bám dính thuốc, hóa chất, có thể thuộc nhóm có khả năng gây hại cho tế bào hoặc có thông báo về nguy hại.

Các thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng, chứa thủy ngân, cadmium (Cd); pin, ắc quy đã qua sử dụng; và vật liệu tráng chì được sử dụng trong việc ngăn tia xạ, được coi là chất thải và cần bị loại bỏ đúng quy trình.

Dung dịch rửa từ thiết bị chụp X-Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích, và bất kỳ dung dịch thải chứa các yếu tố vượt quá chất thải nguy hại.

Các chất thải y tế khác chứa thành phần hoặc tính chất vượt quá ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có thông báo về nguy hại từ nguồn cung cấp.

Chất thải rắn thông thường

Bao gồm các chất thải phát sinh từ hoạt động hàng ngày của nhân viên y tế, bệnh nhân, người thân, học viên, khách đến làm (trừ chất thải sinh hoạt từ khu cách ly và chất thải từ điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm).

Chất thải hóa chất không đạt ngưỡng chất thải nguy hại là những hóa chất thải không chứa thành phần hoặc tính chất nguy hại vượt quá mức quy định.

Chất thải từ vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, cũng như dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất không thuộc vào nhóm chất gây độc tế bào hoặc không có biểu hiện cảnh báo nguy hại trên bao bì theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Chất thải từ vỏ lọ vắc xin bỏ đi không thuộc vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực.

Chất thải sắc nhọn không có khả năng lây nhiễm, không chứa thành phần hoặc tính chất nguy hại vượt quá mức quy định cho chất thải nguy hại.

Chất thải lây nhiễm sau khi đã được xử lý tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường.

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không chứa thành phần hoặc tính chất nguy hại vượt quá quy định cho chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không chứa thành phần, tính chất nguy hại vượt quá mức quy định.

Chất thải rắn thông thường khác.

Những quy định về quản lý chất thải y tế

Quản lý chất thải y tế là một phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là một số quy định thường thấy mà bạn cần lưu ý:

Những quy định về quản lý chất thải y tế

Phân loại chất thải y tế

Theo quy định về quản lý chất thải y tế thì chất thải này cần phải được phân loại ngay từ nơi phát sinh và thời điểm phát sinh. Mỗi loại chất thải cần được phân loại riêng vào bao bì, dung cụ, thiết bị lưu trữ theo quy định.

Đối với các chất thải y tế nguy hại có khả năng xử lý bằng cùng 1 phương pháp thì có thể được phân loại chung (ngoại trừ các loại chất thải lây nhiễm sắt nhọn.

Theo quy định về quản lý chất thải y tế, trường hợp chất thải lây nhiễm được pha trộn với chất thải khác, hỗn hợp chất thải đó vẫn xử lý như chất thải lây nhiễm.

Quy định dụng cụ chứa

Dụng cụ chứa chất thải cũng nằm trong quy định về quản lý chất thải y tế.

+ Đối với chất thải lây nhiễm:

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: đặt vào thùng hoặc hộp kháng thủng màu vàng.

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: đặt vào thùng có lót túi màu vàng.

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: đặt vào thùng có lót túi màu vàng.

Chất thải giải phẫu: đặt vào 2 lớp túi hoặc trong thùng có lót túi màu vàng.

Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: đựng trong túi kín hoặc dụng cụ có nắp đậy kín.

+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm

Theo quy định về quản lý chất thải y tế, chất thải nguy hại cần phân loại theo mã chất thải nguy hại và lưu giữ trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phù hợp.

Chất thải ở dạng rắn cần được đặt đặt trong túi hoặc thùng có lót túi màu đen.

Chất thải ở dạng lỏng cần chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy kín, có mã và tên loại chất thải.

+ Chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn không sử dụng để tái chế: đặt trong túi hoặc thùng lót túi màu xanh.

Chất thải sắc nhọn đặt trong dụng cụ kháng thủng.

Chất thải rắn sử dụng để tái chế: đặt trong túi hoặc thùng có lót túi màu trắng.

+ Phân loại chất thải lỏng không nguy hại

Đặt trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy, có tên loại chất thải lưu chứa.

Vị trí đặt bao bì, dụng cụ

Quy định về quản lý chất thải y tế cũng chỉ ra việc bao bì, dụng cụ đóng gói, phân loại và lưu trữ chất thải y tế cần được đặt vị trí phù hợp và an toàn. Các vị trí đặt bao bì, dụng cụ cần có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.

Thu gom chất thải y tế

Quá trình thu gom chất thải y tế từ nơi phát sinh đến khu vực lưu giữ tạm thời hoặc nơi xử lý cần thực hiện theo quy định. Chất thải lây nhiễm cần thu gom lưu giữ để đảm bảo không ảnh hưởng khu vực chăm người bệnh và khu vực khác.

Dụng cụ thu gom chất thải phải đảm bảo không rò rỉ dịch thải. Chất thải lây nhiễm cần được thu gom riêng và xử lý sơ bộ gần nơi phát sinh. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm phải tuân theo quy định đảm bảo không quá đầy thùng.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm cần được thu gom lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải. Thiết bị y tế chứa thủy ngân cần thu gom lưu giữ đúng quy định.

Chất thải rắn thông thường được chia thành loại tái chế và không tái chế, được thu gom riêng theo từng loại. Chất thải lỏng không nguy hại cần được thu gom vào hệ thống thu gom nước thải y tế và tuân theo quy định về quản lý nước thải.

Khí thải và nước thải: Khí thải cần được xử lý trước khi xả ra môi trường để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Hệ thống thu gom nước thải phải đảm bảo tính kín và thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong cơ sở y tế. Nước thải y tế phải được thu gom và xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý nước thải.

Kho chứa chất thải y tế

Kho chứa chất thải y tế cần có điều kiện thuận lợi, bảo đảm an toàn lưu trữ.

Khu vực chứa chất thải phải đảm bảo không tràn nước và chất lỏng từ bên ngoài vào bên trong, không ngập lụt. Dụng cụ chứa chất thải cần đủ chắc chắn, chống thấm, không biến dạng và có khả năng chịu sức nặng.

Kết luận

Vừa rồi là các quy định về quản lý chất thải y tế. Hy vọng rằng thông tin được cung cấp ở trên sẽ hỗ trợ các cơ sở y tế trong việc tuân thủ đúng quy định, từ đó đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình quản lý chất thải.

  • 13/04/2022
zalo-img.webp
Báo giá đơn hàng sỉ
Báo giá

Bạn vui lòng để lại thông tin gồm: Tên doanh nghiệp hay cá nhân, điện thoại, địa chỉ email, chi tiết sản phẩm để chúng tôi phục vụ bạn tốt nhất. Trân trọng !