Vì một môi trường xanh
Mục lục
1. Quy định phân loại rác thải
2. Quản lý chuyển giao rác thải
Quy định phân loại rác thải ở Việt Nam được cụ thể trong Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình và cá nhân phải được phân loại theo 4 nhóm:
Bao gồm các vật liệu như tạp chí, báo, giấy, sách vở; vỏ hộp sữa, hộp giấy carton, thùng carton; đồ nhựa, đồ nhôm, đồ thủy tinh, đồ kim loại, cao su. Các phế liệu này có thể được bán hoặc cho các cá nhân, tổ chức lực lượng thu gom tại nguồn.
Gồm có thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn, rau củ quả hư hỏng, cỏ, lá cây, bã trà, bã cà phê, vỏ hạt trái cây, xác động vật, phân gia cầm, gia súc, bã mía, xác mía. Loại chất thải này sẽ được lực lượng thu gom tại nguồn theo ngày quy định.
Có thể kể đến như vỏ bao bì bánh kẹo, giấy bạc, đồ sành sứ gốm vỡ, túi nylon, giấy ăn đã sử dụng, vải sợi cũ, đầu lọc thuốc lá, tóc, lông động vật, đất, cát, dao, lưỡi lam, kéo, vỏ sò, vỏ hến, vỏ trứng, trấu thải, tro, than, tã em bé, băng vệ sinh. Loại chất thải này sẽ được thu gom vào các ngày thứ 3 và thứ 6 tùy khu vực.
Chẳng hạn pin đã qua sử dụng, bóng đèn hỏng, vỏ chai lọ đựng hóa chất nguy hại, chất thải điện tử. Hộ gia đình cần đem loại chất thải này đến điểm tiếp nhận/điểm thu hồi chất thải nguy hại do UBND huyện bố trí tại văn phòng ấp, khu phố.
Sau khi phân loại, CTRSH tại nguồn phải được lưu chứa trong bao bì/thiết bị lưu giữ riêng, có nhãn nhận biết loại chất thải hoặc theo quy định hiện hành pháp luật.
Bên cạnh quy định phân loại rác, cũng có các quy định cụ thể về vấn đề lưu trữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt đối với hộ gia đình, cá nhân đô thị, nông thôn cùng với trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, cơ sở xử lý rác thải.
Chất thải, phế liệu có thể tái sử dụng, tái chế phải được chuyển giao cho tổ chức. cá nhân có chức năng tái sử dụng, tái chế, hoặc cho cơ sở thu gom và vận chuyển.
Đối với các loại rác thải hữu cơ và rác thải rắn sinh hoạt khác cần chứa trong bao bì/thùng rác màu sắc theo quy định, sau đó chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển. Chất thải hữu cơ có thể dùng làm phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi.
Khuyến khích tận dụng chất thải thực phẩm làm phân bón /thức ăn chăn nuôi.
Các nhóm chất thải còn lại cần được chuyển giao cho cá nhân, tổ chức chuyên xử lý và đặt tại các bao bì/thùng chứa rác có màu sắc theo quy định địa phương.
UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể cho chất thải rắn sinh hoạt vô cơ, hữu cơ, tái chế, đồng thời đưa ra chính sách khuyến khích phân loại riêng chất thải nguy hại theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc phân loại rác thải sinh hoạt cần được bắt buộc, chi tiết hóa theo khu để đảm bảo quản lý và xử lý rác thải hiệu quả. Hộ gia đình và cá nhân không tuân thủ quy định này sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc tiền theo Nghị định 45 từ tháng 08/2022.
Tổ chức, cá nhân vận chuyển, xử lý rác thải phải chịu trách nhiệm xử lý phù hợp, đúng cách từng loại rác thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Nếu không tuân thủ quy định phân loại rác thải ở Việt Nam hoặc không dùng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt đúng với quy định đã đề ra, các cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 500.000đ – 1.000.000đ.
Ngoài ra, đối với các hành vi không vứt rác đúng nơi đúng chỗ, vào khu vực công cộng, tiểu tiện không đúng quy định, có thể phạt từ 100.000đ – 2.000.000đ.
Đối với hành vi vận chuyển rác thải không che chắn cẩn thận, để rơi vãi ra môi trường khi tham gia giao thông có thể nhận mức phạt từ 2.000.000đ – 4.000.000đ.
Bạn vui lòng để lại thông tin gồm: Tên doanh nghiệp hay cá nhân, điện thoại, địa chỉ email, chi tiết sản phẩm để chúng tôi phục vụ bạn tốt nhất. Trân trọng !