Vì một môi trường xanh
Mục lục
Mục đích phân loại rác là làm giảm khối lượng rác xử lý, hạn chế ô nhiễm, tăng tái chế, nâng cao ý thức, giảm công việc nhân công, tuân thủ quy định pháp luật.
Phân loại rác giúp tách riêng các loại rác có thể tái chế/tái sử dụng từ rác thải thông thường, từ đó giảm khối lượng rác cần đưa vào bãi chôn lấp/nhà máy xử lý.
Khi rác được phân loại, xử lý đúng cách, các chất độc hại, ô nhiễm từ rác thải sẽ không bị rò rỉ ra môi trường giúp giảm thiểu ô nhiễm đất, nước và không khí.
Phân loại rác giúp thu gom các vật liệu có thể tái chế như giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, từ đó thúc đẩy quá trình tái chế, sử dụng lại các nguồn tài nguyên này. Nó còn lưu trữ rác thải hữu cơ để sản xuất phân bón vi sinh, phát triển cây trồng.
Quá trình phân chia các loại rác tái chế mang lại lợi ích kinh tế cho người dân thông qua việc bán phế liệu, sử dụng các sản phẩm tái chế. Nó cũng giúp tiết kiệm chi phí mua phân bón hóa học, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Đây là hành động khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức, trách nhiệm mỗi cá nhân trong việc giữ gìn môi trường sạch sẽ, trong lành.
Khi rác được phân loại ngay tại nguồn, công nhân thu gom rác sẽ bớt phải xử lý và phân loại lại rác thải, giúp tiết kiệm thời gian, công sức. Điều này cũng giúp giảm chi phí liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phân loại tại nguồn, nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và góp phần vào các mục tiêu bảo vệ môi trường quốc gia.
Hiện nay, rác thải sinh hoạt được chia thành 4 loại chính: hữu cơ, vô cơ, tái chế và rác nguy hại. Mỗi loại sở hữu các đặc tính riêng biệt và cần được xử lý theo những cách thức phù hợp để đảm bảo an toàn cho môi trường, sức khỏe con người.
Rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy, có thể tái chế để làm phân bón hoặc thức ăn cho động vật như thực phẩm thừa, phần bỏ đi của rau củ, lá cây, hoa cỏ, bã trà…
Rác vô cơ là những loại rác không thể tái sử dụng hay tái chế, phải xử lý bằng cách đốt/chôn lấp. Rác vô cơ xuất phát từ các vật liệu xây dựng, vỏ hộp, bao bì khó phân hủy, túi nilon, hộp đựng bánh, hộp cơm, văn phòng phẩm, đồ gốm sứ, thủy tinh, vỏ sò, vỏ trứng, cao su, tấm xốp, đồng hồ, băng keo, đĩa CD.
Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng vẫn có thể đưa vào quy trình tái chế để phục vụ cho các mục đích khác. Điển hình là giấy thải, vỏ lon, kim loại, chai nhựa, các vật dụng cũ khác miễn sao có thể tái chế và tái sử dụng được.
Rác nguy hại là loại rác thải chứa các chất/hợp chất có đặc tính nguy hiểm như độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn, lây nhiễm hoặc chứa chất phóng xạ gây hại đối với môi trường, sức khỏe con người. Các loại rác nguy hại gồm pin và ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, hóa chất gia dụng, dầu mỡ thải, thiết bị điện tử cũ.
Phân loại rác đúng cách là bước quan trọng để đảm bảo việc xử lý rác hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Vậy phân loại rác như thế nào đúng?
Để phân loại rác đúng, trước tiên cần nhận biết chính xác các loại rác thuộc những nhóm khác nhau gồm rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế, rác nguy hại.
Xử lý sơ bộ rác thải là bước quan trọng cần thực hiện trước khi vứt rác vào thùng.
Sử dụng các thùng chứa rác riêng biệt với màu sắc khác nhau để lưu trữ từng loại rác. Tuân thủ quy định từ địa phương bằng cách quan sát thông tin nhãn dán.
Đảm bảo rác thải được xử lý đúng cách theo từng loại:
Bạn vui lòng để lại thông tin gồm: Tên doanh nghiệp hay cá nhân, điện thoại, địa chỉ email, chi tiết sản phẩm để chúng tôi phục vụ bạn tốt nhất. Trân trọng !